• FAQ
  • Vietnamese English Japanese Korean
Mr.Duc
Tel0227.222.3486
Mobile094.389.6838

Dệt may Việt Nam

Năm 2014, ngành dệt may khăn bông xuất khẩu trên 24 tỷ USD, tăng xấp xỉ 19% so với năm 2013.

Theo ông Lê Tiến Trường – Phó Chủ tịch Hiệp hội, Tổng Giám đốc Tập đoàn Dệt May Việt Nam, năm 2014, ngành dệt may xuất khẩu trên 24 tỷ USD, tăng xấp xỉ 19% so với năm 2013.

Riêng mặt hàng may mặc đạt trên 21 tỷ USD, tăng  17% so với cùng kỳ, còn lại là giá trị xuất khẩu xơ sợi dệt đạt trên 3 tỷ USD.

Và dự kiến 2015, ngành dệt may có kế hoạch xuất khẩu từ 28-28,5 tỷ USD

Những thị trường chính của dệt may Việt Nam:

Thị trường Mỹ:

Năm 2014, xuất khẩu dệt may Việt Nam sang thị trường Mỹ ước đạt 9,8 tỷ USD, tăng 12,6% so với cùng kỳ 2013. Dệt may Việt Nam tiếp tục đạt sức tăng trưởng khá trên thị trường Mỹ.

Nếu so với các quốc gia cạnh tranh khác trên thị trường Mỹ, Việt Nam tiếp tục đạt tăng trưởng dẫn đầu với hai con số, trong khi các quốc gia khác tăng nhẹ hoặc thậm chí tăng trưởng âm, cụ thể Trung Quốc tăng nhẹ chưa tới 1%, Ấn Độ tăng trưởng khoảng 6%, còn lại Indonexia và Bangladesh, Pakistan, Campuchia tăng trưởng âm. Thị phần của Việt Nam tại thị trường Dệt May Mỹ đạt 8,4%, tăng 0,6 điểm phần trăm so với năm 2013.

Dự báo xuất khẩu dệt may năm 2015 của Việt nam sang Mỹ tiếp tục đạt tăng trưởng tốt, tăng 13% so với năm 2014, đạt trên 11 tỷ USD.

Thị trường EU:

Năm 2014, kim ngạch xuất khẩu dệt may của nước ta sang EU ước đạt 3,4 tỷ USD, tăng 17% so với cùng kỳ năm ngoái. Về chủng loại mặt hàng: áo jacket, quần nam nữ, áo hàng suit nam nữ tiếp tục là những mặt hàng xuất khẩu chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu mặt hàng may mặc xuất khẩu của ta sang EU.

Năm 2013 thị phần hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam trên thị trường EU chiếm 1,1%. Năm 2014 thị phần của Việt Nam đã tăng lên mức 1,98%. Dệt may Việt Nam đang đạt tăng trưởng tốt trên thị trường EU.

Trong năm 2015, kỳ vọng khi Hiệp định TMTD giữa Việt Nam-EU được ký kết, tăng trưởng xuất khẩu dệt may của Việt Nam sang EU sẽ khởi sắc tương tự trường hợp của Bangladesh tăng trưởng mạnh vào EU kể từ khi hưởng ưu đãi về thuế GSP.

Dự báo 2015, kim ngạch xuất khẩu dệt may Việt Nam sang EU sẽ duy trì được đà tăng trưởng và đạt trên 4 tỷ USD.

Thị trường Nhật Bản:

Tổng kim ngạch xuất khẩu dệt may năm 2014 của Việt Nam vào Nhật Bản đạt 2,7 tỷ USD, tăng 9% so với năm 2013.

Nếu như năm 2013, tại thị trường Nhật Bản, thị phần xuất khẩu hàng dệt may của Trung Quốc chiếm 70,75%, Việt Nam chiếm 6,01%, tiếp theo là Inđônêxia với 3,35%, Ý đạt 2,61% và Thái lan là 1,98% thì năm 2014, vẫn với thứ tự như trên, thị phần của Trung Quốc giảm xuống còn 67,22% tạo điều kiện cho các nhà cung cấp khác tăng thị phần, trong đó, Việt Nam tăng lên 6,61%, Inđônêxia đạt 3,69%, Ý là 2,76% và Thái lan là 2,26%.

Việt Nam có thế mạnh là một trong những nước tham gia đàm phán Hiệp định Đối tác kinh tế chiến lược Xuyên Thái bình Dương TPP cùng với Nhật Bản.

Việc các nhà đầu tư Nhật tăng đầu tư vào vùng sản xuất nguyên phụ liệu trong ngành dệt may tại Việt Nam đã tạo cho ngành dệt may Việt Nam cơ hội tận dụng được lợi thế về quy tắc xuất xứ và từng bước đáp ứng được tiêu chuẩn về kỹ thuật và môi trường khi xuất khẩu sang Nhật Bản.

Sang năm 2015, dự báo tổng kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam sang Nhật Bản tiếp tục khả quan, có thể đạt 2,9 tỷ USD, tăng 9%  so với năm 2014.

Thị trường Hàn Quốc:

Nhu cầu nhập khẩu hàng dệt may của Hàn Quốc hiện đang tăng mạnh, đặc biệt là trong những tháng cuối năm.

Năm 2014, thị phần của hàng dệt may Việt Nam nhập khẩu vào Hàn Quốc đạt 16,4%, tăng so với năm 2013 là 2,1 điểm phần trăm, trong khi Trung Quốc đạt 43,44%, giảm 1,59 điểm phần trăm, và thị phần của các nước khác như Myanma, Mỹ, Úc, Ý… tăng dưới 0,5 điểm % so với năm 2013.

Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang Hàn Quốc năm 2014 ước đạt 2,4 tỷ USD, tăng 27% so với năm 2013. Trong đó, tăng trưởng mạnh mẽ nhất là các nhóm áo khoác, áo jacket, hàng suite, quần nam/nữ.

Từ năm 2017 Vinatex có thể chủ động được nguồn nguyên liệu trên 55% vải các loại

Theo ông Lê Tiến Trường, hiện ngành dệt may đang tiến hành đầu tư sản xuất vải dệt kim và dệt thoi. Trong đó riêng trong 2 năm 2015 – 2016 Tập đoàn dệt may VN và các công ty con tập trung đầu tư các khu sản xuất nguyên liệu tập trung gồm:

- Khu CN Phố Nối B với nòng cốt là Công ty Dệt 8-3 đầu tư sản xuất vải dệt thoi công suất 25 triệu mét năm, mở rộng nhà máy dệt kim đang có từ 3.000 tấn – 5.000 tấn năm, đầu tư thêm nhà máy sợi công suất 5.800 tấn năm

- Khu CN Khoái Châu: chuyên làm hàng dệt kim nhẹ đầu tư nhà máy có công suất 3.000 tấn năm, nhà máy sợi 3000 tấn năm

- Khu CN Hòa Xá Nam Định: với nhà máy sản xuất vải dệt thoi 20 triệu mét năm, vải yarn dyed 10 triệu mét năm, 3 nhà máy sợi với tổng công suất trên 12.000 tấn/năm

-  Khu CN Nam Đàn và Hồng Lĩnh: nhà máy dệt kim công suất 3.000 tấn năm, nhà máy sợi công suất 4.000 tấn/năm

- Khu CN Quế Sơn Quảng Nam: nhà máy dệt kim công suất 3.000 tấn năm, nhà máy sợi công suất 4.000 tấn/năm

- Khu CN Hòa Khánh: nhà máy sản xuất vải dệt thoi công suất 25 triệu mét năm

-   Khu CN Xuyên Á: nhà máy yarn dyed 10 triệu mét năm, mở rộng dệt kim từ 3000 tấn lên 5000 tấn năm

- Đầu tư thêm trong 2 năm trên 200 chuyền may

-  Hết năm 2016 tổng năng lực sản xuất vải dệt thoi từ nguồn sợi tại chỗ tăng thêm trên 100 triệu mét (tăng 40% so với năng lực hiện nay của TĐ); vải dệt kim tăng thêm 20.000 tấn năm (tăng gấp đôi năng lực hiện nay); sợi các loại thêm 29.000 tấn năm (tăng thêm 25% năng lực hiện tại)

Với các chương trình đầu tư trên từ 2017, Vinatex có thể chủ động được trên 55% vải các loại trong chuỗi doanh nghiệp của mình. Tổng mức đầu tư ước gần 9.000 tỷ đồng.