FAQ
Mr.Duc
Tel
0227.222.3486
Mobile
094.389.6838
Trang chủ
Giới thiệu
dịch vụ
Báo giá
Tiểu sử công ty
Liên hệ
Tin tức
video
Danh mục sản phẩm
khăn mặt 34x86cm
khăn tay bông
khăn ăn
Khăn bông xuất khẩu
khăn oshibori
Khăn Tắm, khăn khách sạn
Khăn lau kính 20x30cm
Khăn Quà Tặng
khăn bông chất lượng tôt
HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN
Đào Văn Thịnh
Đào Văn Đức
1
2
3
4
5
6
Cơ hội cho dệt may việt nam
Cơ hội lớn cho dệt may Việt Nam khi tham gia TPP
Việc gia nhập Hiệp định đối tác chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) là cơ hội lớn cho ngành thương mại Việt Nam, trong đó các công ty sản xuất
khăn bông xuất khẩu
sẽ có điều kiện thúc đẩy xuất khẩu và gỡ bỏ hàng rào thuế vốn rất nặng nề như hiện nay.
Đó là quan điểm của các đại biểu tham dự hội thảo chuyên đề “Hiệp định đối tác chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) và tác động đến doanh nghiệp dệt may Việt Nam” được Hiệp hội Dệt may Việt Nam và Ủy ban Nhân dân tỉnh Đồng Nai tổ chức ngày 2/8 tại Đồng Nai.
Các chuyên gia kinh tế cho rằng điểm nổi bật nhất của TPP là tự do hóa rộng rãi về hàng hóa, thuế nhập khẩu được xóa bỏ hoàn toàn và phần lớn là xóa bỏ ngay từ khi Hiệp định có hiệu lực.
Đại diện các doanh nghiệp dệt may cho rằng, việc tham gia vào Hiệp định TPP là việc làm cần thiết trong bối cảnh ngành dệt may đang phải phụ thuộc rất lớn vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu và thị trường tiêu thụ tại các nước.
Hiện nay, đối với thị trường xuất khẩu sang Hoa Kỳ, thuế suất lên đến 17,5% là quá cao. Trong khi tại thị trường châu Âu, Việt Nam đang được áp dụng mức thuế 9,6% trong trường hợp sản lượng dệt may của Việt Nam sang thị trường này chiếm kim ngạch dưới 17%. Nếu kim ngạch xuất khẩu vượt quá 17% thì thuế suất sẽ tự động điều chỉnh lên 17,5% giống như tại thị trường Hoa Kỳ.
Hiệp hội Dệt may Việt Nam cho biết, hiện nay ngành dệt may đang triển khai việc khảo sát đối với sáu lĩnh vực gồm thị trường, nguyên phụ liệu, lao động, thiết bị, quản lý và vấn đề tài chính của các doanh nghiệp dệt may trong nước, để có số liệu tổng hợp chi tiết để tiếp tục tham gia đàm phán và dự kiến sẽ ký kết Hiệp định TPP vào tháng 10/2013 tại Bali, Indonesia.
Ông Nguyễn Văn Tuấn, Phó Tổng Thư ký Hiệp hội Dệt may Việt Nam cho biết, hiện nay, kim ngạch xuất khẩu của ngành dệt may đang đứng vị trí thứ hai trong tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước.
Nếu như năm 2001 kim ngạch
xuất khẩu khăn mặt
ngành dệt may đạt gần 2 tỷ USD, thì đến năm 2012 kim ngạch đã đạt 17,1 tỷ USD đưa Việt Nam trở thành nước xuất khẩu dệt may lớn thứ 5 thế giới.
Tuy nhiên, ông Tuấn cũng cho rằng thách thức lớn của ngành dệt may Việt Nam hiện nay là nguồn nguyên liệu phải lệ thuộc vào từ nước ngoài, thiết bị công nghệ lạc hậu, lệ thuộc nhiều vào khâu gia công.
Một số nguyên liệu như bông phải nhập khẩu 99% từ thị trường các nước; vải phải nhập khẩu 6 tỷ mét trên tổng số nhu cầu là 6,8 tỷ mét; nguyên liệu xơ phải nhập 50%
khăn xuất khẩu
.
Theo Hiệp hội Dệt may Việt Nam, thuế suất đối với các thị trường trọng điểm mà Việt Nam xuất khẩu mặt hàng dệt may đang quá cao. Cụ thể, trong thị trường xuất khẩu dệt may của Việt Nam, Hoa Kỳ chiếm 50%, châu Âu chiếm 17%, Nhật Bản 12%, Hàn Quốc 6%, còn lại 2% là các thị trường khác. Trong đó, thị trường Hoa Kỳ phải chịu thuế suất 17,5% và châu Âu là 9,6%.
Ông Nguyễn Văn Tuấn phân tích, nếu sau khi Việt Nam ký Hiệp định TPP thì thuế suất xuất khẩu mặt hàng dệt may tại Hoa Kỳ và thị trường các nước tham gia TPP sẽ được dỡ bỏ.
Mặt khác, thông qua Hiệp định TPP, Việt Nam sẽ có cơ hội đàm phán để Hoa Kỳ và các nước thành viên mở cửa thị trường cho hàng hóa của Việt Nam, tạo cú hích mạnh để thúc đẩy xuất khẩu, kiềm chế nhập siêu.
Mặt khác, việc tham gia Hiệp định TPP sẽ góp phần thúc đẩy các nhà đầu tư Hoa Kỳ và các nước thành viên đầu tư vào Việt Nam./.