• FAQ
  • Vietnamese English Japanese Korean
Mr.Duc
Tel0227.222.3486
Mobile094.389.6838

Góc nhìn thế giới

PGS.TS Phạm Tất Thắng cho biết Việt Nam đang đứng trước cơ hội để trở thành một cường quốc về ngành dệt may khi TPP, FTAs, AEC...đã và đang đến rất gần.
Bên cạnh đó những ngành may mặc và Dệt may khăn bông sẽ có thêm nhiều thách thức và cơ hội

 Để nói về cơ hội vàng hiếm có của ngành dệt may, Báo NDH đã có cuộc phỏng vấn với PGS. Phạm Tất Thắng, Viện Nghiên cứu Thương mại, Bộ Công Thương.

Việt Nam sắp gia nhập TPP nơi mà Việt Nam đang chiếm tới 60% kim ngạch xuất khẩu vào các nước thành viên TPP. Ông đánh giá như thế nào về cơ hội mở ra cho ngành dệt may khi VN chính thức tham gia vào TPP?

Ông Phạm Tất Thắng: Đúng vậy, TPP được coi là một cơ hội vàng cho dệt may Việt Nam khi mà với mức thuế suất 17% như hiện nay nhưng chúng ta vẫn chiếm tới hơn 60% kim ngạch xuất khẩu vào 11 nước thành viên của TPP. Nhìn vào kim ngạch xuất khẩu, năm vừa rồi tính cả xuất khẩu dệt may và sợi đạt tới 24 tỷ USD. Dự báo trong thời gian tới, đây vẫn là mặt hàng xuất khẩu chủ lực, mũi nhọn của Việt Nam.

Đặc biệt, khi TPP được kí kết, xuất khẩu dệt may còn được kỳ vọng sẽ bứt phá hơn nữa bởi hiện nay, tính trung bình, hàng dệt may xuất khẩu vào Hoa Kỳ phải chịu 17% thuế suất. Nếu TPP kí kết thuế giảm ngay về từ 0-5%. Nhìn vào mức thuế suất có thể nhìn thấy mối lợi to lớn.

Tuy nhiên muốn nắm được cơ hội đó thì cần phải tôn trọng quy tắc xuất xứ và tự túc nguồn nguyên liệu hoặc chuẩn bị thị trường nhập khẩu nguyên liệu mới trong các nước TPP (không có Trung Quốc).

Quy tắc xuất xứ gây trở ngại như thế nào cho doanh nghiệp dệt may nội, thưa ông?

Quy tắc xuất xứ ảnh hưởng rất lớn, TPP có quy tắc xuất xứ từ sợi. Nếu nhập nguyên phụ liệu vào thì không được hưởng ưu đãi về thuế quan. Tuy nhiên, đối với doanh nghiệp nội, từ xưa đến nay đã quen với việc nhập khẩu nguyên phụ liệu từ Trung Quốc. Nguồn nguyên liệu này phong phú và giá rẻ. Nếu cứ giữ tình trạng như hiện nay, dệt may Việt Nam rất khó nhận được ưu đãi về thuế quan.

Như vậy, với quy tắc xuất xứ từ sợi, các doanh nghiệp nội buộc phải tự túc về nguyên liệu hoặc nhập khẩu từ 11 nước thành viên trong TPP. Việc tự túc về nguồn nguyên liệu dường như là không thể với doanh nghiệp nội bởi việc trồng bông ở VN không khả quan, xây dựng các nhà máy dệt, nhuộm vốn lớn rất tốn kém. Cho nên, các doanh nghiệp nội cần tìm nguồn nhập khẩu mới. Việc này là thách thức lớn nhất khi gia nhập TPP của ngành dệt may.

Trung Quốc không tham gia trong TPP nhưng họ rất khôn ngoan, thời gian gần đây họ liên tục đầu tư vào ngành dệt may Việt Nam. Mục đích của họ là hưởng lợi, đón đầu ưu đãi về thuế quan mà TPP đem lại. Vì vậy doanh nghiệp Việt phải nhanh nhạy hơn, đừng để Việt Nam gia nhập TPP mà Trung Quốc lại được hưởng lợi lớn.

Trước đây nhập khẩu nguyên liệu chủ yếu từ Trung Quốc nay chuyển qua nguồn nhập khẩu khác các doanh nghiệp lo ngại giá sẽ tăng, phần giá tăng của nguyên liệu không bù đắp được phần hưởng ưu đãi thuế quan?

Nếu như các nguyên liệu của Trung Quốc tốt, giá rẻ thì nên nhập khẩu...để sản xuất hàng xuất khẩu sang các nước ngoài TPP. Như vậy sẽ cân bằng được hơn về vấn đề giá.

Dệt may Việt Nam từ chỗ nhập khẩu trên 80% nguyên liệu đầu vào cho tới hiện nay chỉ nhập khẩu khoảng 65%. Đó là sự cố gắng rất lớn của ngành dệt may. Với đà này chúng ta có thể tự túc được nhiều hơn về nguyên liệu đầu vào. Tuy nhiên quan điểm của tôi là chúng ta không nên tự túc bằng mọi giá, có ý kiến bảo trồng khăn bông, Việt Nam không nên trồng bông bởi năng suất không cao, cạnh tranh không lớn.

Nếu như tự túc về sợi sẽ gây hậu quả cho tương lai, việc xây dựng và vận hành các nhà máy sợi và nhuộm rất tốt cho dệt may nhưng gây hại cho môi trường. Nếu chúng ta khắc phục được yếu tố đó thì mới cân nhắc đến phương án này.

Nhìn vào ngành dệt may Việt Nam, ông đánh giá như thế nào về sự phát triển của ngành?

Mặc dù chúng ta còn thua xa Trung Quốc nhưng tôi tin rằng Việt Nam sẽ trở thành cường quốc về dệt may, có mức xuất khẩu lớn sang các thị trường khó tính như Mỹ, Nhật Bản, EU,...

Tuy nhiên, vấn đề thương hiệu và nguyên liệu vẫn là thách thức. Nhiều thương hiệu Việt Nam vẫn còn nhỏ, nấp bóng dưới các thương hiệu nước ngoài, tỷ lệ gia công lớn. Những nguyên liệu đầu vào của Việt Nam chưa phong phú, chưa đủ khả năng cung cấp cho sự phát triển trong tương lai của ngành.

Xin cám ơn những chia sẻ của ông!